Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Chia Sẻ Kiến Thức, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

3 Biện pháp chống thấm tầng hầm đơn giản mà cực hiệu quả

Cần có biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả để đảm bảo sự kiên cố, vững chắc của công trình

Hiện nay, xây tầng hầm là phương pháp được nhiều chủ đầu tư áp dụng để tăng diện tích sử dụng. Tuy nhiên rất nhiều công trình gặp phải tình trạng tầng hầm bị thấm nghiêm trọng mà chưa tìm được phương pháp xử lý triệt để. Bài viết này Green HaNoi sẽ hướng dẫn bạn đọc các biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả, mời các bạn cùng theo dõi.

Cần có biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả cho mọi công trình có tầng hầm

Cần có biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả cho mọi công trình có tầng hầm

Có những nguyên nhân nào khiến tầng hầm bị thấm?

Các công trình dân dụng thường chỉ có nhu cầu xây 1-2 tầng hầm, còn các tầng hầm sâu từ 3-5 tầng thường phù hợp với các trung tâm thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp. Ở càng sâu thì tầng hầm càng dễ thấm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bạn có thể tìm hiểu xem, nếu tầng hầm nhà bạn đang bị thấm thì có phải xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau đây hay không:

Thứ nhất, do việc thiết kế chống thấm không đúng quy trình ngay từ đầu, thiết kế chống thấm sơ sài, kiến trúc sư không có đủ trình độ chuyên môn. Tới khi thi công thì nhà thầu lại lựa chọn phương án chống thấm giá rẻ, chống thấm chắp vá theo kiểu thấm chỗ nào thì làm chỗ đó nên không xử lý được triệt để.

Thứ hai, do chất lượng bê tông không đảm bảo. Bê tông là loại vật liệu có tính co ngót, và nếu không được cấp phối tốt sẽ dễ bị nứt hoặc xuất hiện các đường mao dẫn khiến nước thông qua đường đó thấm vào tầng hầm. Nếu cấp phối chuẩn, thi công đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được hiện tượng mao dẫn hơn.

Thứ ba, do tầng hầm là tầng ngầm dưới mặt đất, nên phải chịu tác động mạnh của các mạch nước ngầm cũng như hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng nên dễ bị thấm hơn. Các đường ống nước bị vỡ hoặc rò rỉ, lâu ngày không được phát hiện và xử lý cũng dễ bị thấm hơn.

Thứ tư, do việc thay đổi hoặc sửa chữa công trình không tuân thủ theo yêu cầu thiết kế. Bởi việc thay đổi kết cấu sẽ làm ảnh hưởng tới mối liên kết giữa sàn với chân tường tại các vị trí ngừng mạch bê tông hoặc điểm tiếp giáp ở các ống kỹ thuật. Khi các mối liên kết này lỏng lẻo và không được chặt chẽ thì tất yếu sẽ gây thấm dột.

Thứ năm là do nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có những thời điểm nồm ẩm kéo dài liên tục, ở khu vực tầng hầm thì lại thiếu gió và ánh sáng tự nhiên. Nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa lớn cũng gây ra hiện tượng co giãn liên tục của kết cấu, làm phá hủy bề mặt kết cấu & vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Hậu quả

Nếu không có biện pháp chống thấm tầng hầm triệt để thì thấm nươc tầng hầm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Nếu không có biện pháp chống thấm tầng hầm triệt để thì thấm nươc tầng hầm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Nếu gia chủ không tìm được biện pháp chống thấm tầng hầm triệt để thì sẽ gặp phải những hậu quả sau đây:

  • Tầng hầm bị thấm lâu dẫn đến tình trạng ẩm mốc, xuất hiện nhiều rong rêu, tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe con người.
  • Tình trạng ẩm lâu ngày gây hỏng kết cấu từ từ, tuổi thọ công trình bị rút ngắn
  • Độ ẩm trong hầm cao khiến môi trường trong tầng hầm vốn đã bí bách càng trở nên ngột ngạt hơn.
  • Rong rêu bám trên tường hoặc sàn gây khó khăn cho việc di chuyển, hoặc cũng có thể làm hỏng đồ vật có ở trong hầm.

Các biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Sử dụng màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính là biện pháp chống thấm tầng hầm  đơn giản, tiết kiệm và được sử dụng rất phổ biến trong các công trình hiện nay. Đây là một loại vật liệu chống thấm được tổng hợp từ chất liệu Polyme kết hợp với bitum tạo thành dạng tấm phẳng. Mặt trước màng được phủ lớp hạt HDPE, mặt sau được bao phủ bởi lớp silicon.

Màng chống thấm tự dính có độ đàn hồi cao, độ co giãn tốt và khả năng liên kết tốt với bề mặt sàn bê tông. Nó có thể chống thấm nước, cũng như sự ăn mòn và va đập cơ học.

Thi công màng chống thấm tự dính có thể làm theo các bước đơn giản như sau:

  • Trải phẳng màng chống thấm, bóc lớp nilon trên bề mặt màng rồi trải lên bề mặt cần thi công
  • Biên độ chồng mép giữa các điểm tiếp giáp là khoảng 7-10cm.
  • Sau khi dán xong thì trát một lớp bê tông 3-4cm lên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm tốt hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại màng chống thấm tự dính như màng HDPE, màng PVC, màng TPO, màng Danosa, màng Autotak…Các gia chủ có thể thoải mái lựa chọn loại màng phù hợp điều kiện kinh tế để thi công chống thấm tầng hầm.

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng

Màng chống thấm khò nóng hay còn gọi là màng chống thấm khò nhiệt là loại màng chống thấm dẻo, được chế xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymer APP được chọn lọc. Thông thường loại màng này có độ dày khoảng 3-5mm và có khả năng chống nước gần như là tuyệt đối.

Màng chống thấm khò nóng là loại vật liệu chống thấm chịu được áp lực hơi nước cao và có tuổi thọ kéo dài lên tới hàng chục năm nên cũng là lựa chọn tối ưu cho hạng mục chống thấm vách ngoài, vách trong và sàn đáy tầng hầm. Thi công như sau:

  • Phủ kín lớp tạo dính lên bề mặt bê tông (có thể sử dụng lu sơn)
  • Xử lý các vết nứt (nếu có) và đảm bảo bề mặt nhẵn kín
  • Khi lớp tạo dính khô thì chuẩn bị thi công dán màng khò chống thấm
  • Đặt các cuộn màng chống thấm vào đúng vị trí cần thi công, rồi trải ra để chuẩn bị dụng cụ đèn khò thổi lên tấm trải. Đảm bảo bề mặt khò phải được úp xuống dưới.
  • Cuốn ngược lớp màng chống thấm rồi từ từ trải ra. Dùng đèn khò gas làm nóng bề mặt màng, để làm tan chảy lớp màng nhầy trên màng, giúp kết dính với bề mặt sàn đã tạo lớp dính lót trước đó.
  • Lướt ngọn lửa qua lại đều đặn vào bề mặt khò để quá trình dán màng diễn ra thuận lợi hơn.
  • Miết và ép phần màng chống thấm thật chặt xuống bề mặt sàn.
  • Nếu thấy bong bóng khí xuất hiện sau khi khò thì thì đâm thủng khu vực đó cho đến khi thoát hết khí sau đó dùng màng chống thấm khác đè lên với biên độ chồng mép là 50mm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất
Màng khò nóng là một biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Màng khò nóng là một biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Chống thấm tầng hầm bằng sản phẩm dạng quét

Nếu gia chủ lựa chọn biện pháp chống thấm tầng hầm bằng sản phẩm dạng quét, thì có thể thi công theo các bước như sau:

  • Trước tiên, cần thực hiện bão hòa nước tránh tình trạng bê tông háo nước thì vật liệu chống thấm sẽ không thể thấm sâu vào thân bê tông dẫn đến không mang lại được hiệu quả cao.
  • Tiếp đó bo góc chân tường (có thể sử dụng xi măng cát vàng với Sika Latex hoặc Sika Latex TH)
  • Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp (ở dạng này phổ biến nhất là sơn chống thấm, hoặc hóa chất chống thấm Sika chuyên dụng,…)
  • Quét trước một lớp mỏng để chống thấm. Sau đó dán lưới thủy tinh bo góc với bề rộng lưới khoảng 15cm vào chân hầm. Lưới thủy tinh có tác dụng gia cường, kháng nứt, làm tăng khả năng giãn dài của vật liệu chống thấm, giúp cho vật liệu chống thấm dẻo dai, bền bỉ và khó đứt hơn.
  • Thi công quét phủ lớp màng chống thấm toàn bề mặt, tùy từng công trình có thể quét 2 hoặc 3 lớp. Lớp sau quét khi lớp trước khô (khoảng 2-24h), độ dày thông thường của mỗi lớp là 1mm, mỗi lớp khoảng 1-2kg, khoảng 2-6kg/m2. 
  • Tùy thuộc nhu cầu và loại vật liệu mà thi công theo khối lượng khác nhau, hoặc có thể thi công theo định mức của nhà sản xuất.

Có thể nói, chống thấm tầng hầm là một trong những công tác hết sức quan trọng. Có biện pháp chống thấm tầng hầm triệt để thì mới đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, kiên cố của tầng hầm  trong thời gian dài đồng thời giữ an toàn và kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ công trình.

Cần có biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả để đảm bảo sự kiên cố, vững chắc của công trình

Cần có biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả để đảm bảo sự kiên cố, vững chắc của công trình

Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi, bạn đọc có thể lựa chọn được biện pháp chống thấm tầng hầm phù hợp cho nhà mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *