Thiết kế kiến trúc là việc đầu tiên cần làm khi xây dựng nhà ở. Nhưng để có bộ hồ sơ hoàn chỉnh thì cần có quy trình và nắm rõ nguyên lý.

Hiển thị 1–12 của 162 kết quả

10 Điều Cần Biết Về Thiết Kế Kiến Trúc

Thiết kế kiến trúc là một phần không thể thiếu khi bắt đầu xây dựng nhà ở, biệt thự, nhà hàng công trình công cộng như trường học... Nó giúp cho việc bày trí các vật dụng khoa học, đảm bảo công năng và thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên cho đến nay vẫn nhiều người chưa biệt thiết kế kiến trúc là gì, quy trình thiết kế ra sao, bản vẽ thiết kế gồm những gì, chi phí thuê, nguyên lý và phong cách thiết kế như thế nào. Nếu bạn cũng đang mơ hồ về những kiến thức này, hãy cùng greenhn giải đáp vấn đề trong bài viết dưới đây.

1.Thiết kế kiến trúc là gì?

Thiết kế kiến trúc là việc bố trí, sắp đặt không gian tổng thể của từng tầng, mặt bằng tường xây và định vị, cửa, vị trí nhà vệ sinh, cầu thang... Công việc này đòi hỏi tổng hợp của mỹ thuật, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật nhằm mang lại không gian sống đẹp, tiện ích, công năng đầy đủ, thân thiện, thoải mái.

2. Quy trình thiết kế kiến trúc

Quy trình tự thiết kế kiến trúc ngôi nhà

Tự thiết kế kiến trúc nhà ở là một quá trình thú vị và đầy thử thách mà những người thích sáng tạo đều muốn thử sức. Nhưng để chắc chắn có thể tạo ra ngôi nhà mơ ước của mình  mà không cần sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn đảm bảo công năng thích hợp thì cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu và thu thập thông tin
Trước khi bắt tay vào thiết kế, hãy dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về các phong cách kiến trúc. Thu thập các ý tưởng, mẫu nhà và thông tin từ các nguồn khác nhau để làm nền tảng cho quá trình thiết kế sau này.

Bước 2: Xác định yêu cầu và mục tiêu
Hãy xác định rõ mong muốn về ngôi nhà trong tương lai, cụ thể: số lượng phòng, diện tích, tiện ích và các yếu tố quan trọng khác. Đây chính là yếu tố quyết định số lần chỉnh sửa bản vẽ thiết kế kiến trúc sau này.

Bước 3: Lên bản thiết kế kiến trúc sơ bộ
Dựa vào thông tin và yêu cầu đã xác định, bắt đầu vẽ các bản đồ và bản thiết kế sơ bộ của ngôi nhà. Bản vẽ này có thể chỉ là một bản tóm tắt ban đầu, nhưng nó sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về không gian và bố trí tổng thể bên trong ngôi nhà.

Bước 4: Lựa chọn phong cách và mẫu mã

Để thành công ở bước này thì yêu cầu bạn đã tìm hiểu kỹ về các phong cách kiến trúc ở bước 1 và chắc chắn về phong cách, mẫu mã cho ngôi nhà của bạn. Có thể là phong cách cổ điển, hiện đại, truyền thống hoặc hỗn hợp giữa các phong cách nhưng cần đảm bảo  phù hợp với không gian và nhu cầu của gia đình bạn.

Bước 5: Tạo bản vẽ chi tiết
Bao gồm các thông số kỹ thuật, định hướng và kích thước cụ thể của từng phòng, cửa sổ, cửa ra vào và các chi tiết kiến trúc khác. Bản vẽ chi tiết này sẽ hỗ trợ quá trình xây dựng sau này.

Để tạo bản vẽ thiết kế kiến trúc thì bạn có thể tham khảo 7 phần mềm chuyên dụng sau: SketchUp, AutoCAD, Revit, ALLPLAN, ArchiCAD, FreeCAD Arch, Lumion 9.

Bước 6: Xem xét lại bản thiết kế
Sau khi hoàn thành bản vẽ chi tiết, hãy xem xét lại bản thiết kế tổng thể và đảm bảo rằng nó đáp ứng đủ các yêu cầu và mục tiêu đã đề ra.

Quy trình thiết kế kiến trúc tại GreenHN

Để đảm bảo kết quả thiết kế cuối cùng là một ngôi nhà đẹp, tiện nghi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và khả thi để xây dựng thì bí quyết của GreenHN không chỉ nằm ở trình độ, thẩm mỹ của người triển khai mà còn nằm ở quy trình triển khai chuyên nghiệp. Quy trình cụ thể trong 5 bước sau đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu thiết kế từ khách hàng. Tại bước này khách hàng sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến kích thước mặt bằng tổng thể, lượng phòng ở mong muốn, tính năng cần thiết, phong cách muốn hướng đến (nếu có)
  • Bước 2:  Khảo sát cơ sở hạ tầng thực tế. điều kiện địa hình, hướng nhìn, điều kiện thời tiết và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thiết kế.
  • Bước 3: Tư vấn và đưa ra giải pháp về công năng, phối cảnh vật, vật tư dựa trên cơ sở  tài chính sơ bộ và mong muốn của gia chủ.
  • Bước 4:  Ký hợp đồng thiết kế với gia chủ
  • Bước 5: Phác thảo và chốt phương án thiết kế 2D, 3D phối cảnh mặt ngoài ban công.
  • Bước 6: Thiết kế, chỉnh sử (nếu có) chi tiết công năng bên trong ngôi nhà
  • Bước 7: Thiết kế, chỉnh sửa (nếu có) phần kiến trúc chi tiết như ban công trang trí, bệ đỡ, lam, giếng trời
  • Bước 8: Bàn giao hồ sơ, chấm dứt hợp đồng.

3. Nguyên lý thiết kế kiến trúc cơ bản

Nhằm tạo ra 1 công trình có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với từng gia đình, đầy đủ công năng và tiện ích nhất thì khi thiết kế gia chủ nên áp dụng một số nguyên lý sau đây:

Thứ nhất, nguyên lý về sự cân bằng: Trong thiết kế kiến trúc sự đối xứng được thể hiện ở chiều cao, chiều rộng, màu sắc, đường nét. Có 2 loại cân bằng được áp dụng phổ biến trong thiết kế đó là:

  • Cân bằng đối xứng: Đúng như tên gọi, khi áp dụng nguyên lý này thì việc sắp xếp cửa, trang trí hoa văn họa tiết hay màu sắc...  sẽ đối xứng với nhau. Điều này sẽ mang lại sự ngăn nắp, quy củ, trang nhã cho ngôi nhà. Nguyên lý thiết kế này sẽ rất phù hợp với những người thích sự ngăn nắp, quy củ.
  • Cân bằng bất đối xứng:  Mặc dù sự bất đối xứng bị cho là sẽ dẫn đến rối mắt. Nhưng đây là nguyên lý tạo ra sự đột phá, sáng tạo và bắt mắt hơn nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa về tổng thể của cả công trình.

Thứ hai, nguyên lý nhịp điệu: Trong thiết kế kiến trúc liên quan đến sự chuyển động thị giác, hướng của các yếu tố, chúng được sắp xếp trong bố cục lặp lại. Với cách sắp xếp hài hòa hay tương phản, nhằm để nhấn mạnh hay tô điểm thêm cho đối tượng. Có 2 cách để tạo ra nhịp điệu: lặp đi lặp lại bố cục hoặc tạo chuỗi đối tượng liên tục.

Quy luật điểm nhấn: Quy luật điểm nhấn là tạo ra hiệu ứng thị giác để thu hút vào tâm điểm của công trình. Có nhiều cách để tạo ra điểm nhấn trong thiết kế, nhưng phổ biến nhất là sử dụng các gam màu sáng tạo hay sự tương phản về đường nét, hình khối.

Quy luật hài hòa: Quy luật hài hòa giúp cho các yếu tố trong thiết kế có sự gắn kết với nhau, tạo ra một tổng thể hài hòa, dễ chịu. Nguyên lý thiết kế kiến trúc này dựa trên các yếu tố bao quát như hình dáng, màu sắc, kiểu dáng, vật liệu. Các yếu tố này được sử dụng sao cho đồng bộ hoặc bổ sung hài hòa với nhau.

4. Các phong cách thiết kế kiến trúc

Có rất nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Các phong cách đôi khi còn được phối kết hợp với nhau để tạo ra những đột phá, sáng tạo. Dưới đây là mẫu nhà ở đặc trưng cho từng phong cách:

Nhà ở phong cách hiện đại

Nhà ở phong cách hiện đại

Tham khảo thêm về phong cách kiến trúc này tại bài viết: Phong cách kiến trúc hiện đại

biệt thự phong cách tân cổ điển

biệt thự phong cách tân cổ điển

5. Hồ sơ thiết kế kiến trúc

Hồ sơ thiết kế kiến trúc tại GreenHN sẽ bao gồm:

  • Phối cảnh mặt tiền 3D gồm cả sân trước nhà, cổng, tường rào.
  • Mặt bằng tổng thể định vị công trình trên khu đất
  • Mặt bằng bố trí nội thất và hình ảnh 3D minh họa
  • Mặt bằng tường xây các tầng
  • Mặt bằng lát sàn, mặt bằng trần, mặt bằng bố trí đèn
  • Mặt bằng định vị cửa và chi tiết cửa
  • Thiết kế các mặt đứng, mặt cắt, bố trí phòng, phân bố không gian
  • Thiết kế triển khai kiến trúc chi tiết: Ban công, bệ đỡ, giếng trời...

Tham khảo thêm bản vẽ về hồ sơ kết cấu điện nước, chống sét, thoát nước tại: Hồ sơ thiết kế đầy đủ

6. Có nên thiết kế kiến trúc bằng AI không?

Không thể phủ nhận AI hỗ trợ nhiều cho việc thiết kế kiến trúc ví dụ như: Giúp quá trình thiết kế kiến trúc trở nên nhanh chóng, chính xác. Nhưng nhìn chung công nghệ thiết kế kiến trúc bằng AI không thể thay thế hoàn toàn con người. Bởi vì:

  • “Các khía cạnh ba chiều của một sản phẩm và mối quan hệ của nó với người dùng, cũng như môi trường bên ngoài nơi nó được sử dụng, tạo ra thách thức theo cấp số nhân với AI, chủ yếu là do công nghệ AI không thể cảm nhận được những sắc thái tác động của người dùng trong thế giới vật chất mà sản phẩm được sử dụng” - Trích báo VNEXPRESS
  • Thông tin được tích hợp vào AI không giống như thiết kế kỹ thuật số mà giống như phần mềm thông thường do đó những yêu cầu mang tính cảm nhận không thể tối ưu được bằng AI
  • Việc thể hiện phong cách kiến trúc thay vì được kết hợp và điều chỉnh hài hòa thì nó thường được thể hiện quá mức khiến kết quả thiết kế không làm hài lòng gia chủ
  • AI thường có xu hướng ưu tiên sử dụng các mẫu ảnh sẵn có. Do đó, sự sáng tạo, khác biệt trong các sản phẩm thiết kế không cao. Sẽ phù hợp với những yêu cầu phổ thông, sản xuất đại trà

Có thể thấy, AI ở thời điểm hiện tại hỗ trợ khá nhiều cho thiết kế. Tuy nhiên, những công việc đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, thực tế cao thì vẫn sẽ do kiến trúc sư đảm nhiệm. Bởi vì nếu không có sự điều chỉnh của kiến trúc sư thì bản vẽ sẽ có thể sẽ không thực tế, gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công đập đi sửa lại nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí xây dựng.

8. Cách tính chi phí thiết kế kiến trúc

Cách tính chi phí thiết kế kiên trúc

Tổng chi phí thiết kế kiến trúc = đơn giá thiết kế (đ/m2) X diện tích xây dựng. Trong đó: diện tích xây dựng là tổng diện tích các tầng

Ví dụ: Anh A muốn thiết kế kiến trúc cho ngôi nhà 3 tầng với diện tích mỗi tầng là 80m2. Greenhn.vn báo giá thiết kế là 130.000đ/m2 thì tổng chi phí thiết kế kiến trúc = 130.000 x 80 x 3 = 31.200.000đ

Giá thiết kế kiến trúc

Giá thuê thiết kế kiến trúc hiện nay: Khoảng 120.000đ - 220.000đ/m2. Giá thiết kế kiến trúc có thể thay đổi tùy thuộc vào phong cách kiến trúc, loại hình nhà ở, quy mô công trình. Bởi vì:

  • Khi thiết kế kiến trúc ngôi nhà thì dù diện tích nhỏ hay diện tích lớn cũng bắt buộc cần có đủ các bản vẽ công năng mặt bằng tổng thể các tầng, phối cảnh mặt tiền,... Bên cạnh đó, việc bố trí công năng của ngôi nhà có diện tích nhỏ bao giờ cũng khó khăn hơn. Vậy nên khi thuê thiết kế với diện tích càng lớn thì giá sẽ càng rẻ hơn.
  • Giá thiết kế kiến trúc nhà mang phong cách cổ điển, tân cổ điển bao giờ cũng cao hơn. Bởi vì, yêu cầu đối với những loại hình kiến trúc này cũng phức tạp hơn, chi tiết cũng yêu cầu cao hơn.
  • Khi thiết kế biệt thự sẽ có thêm ngoại cảnh, nhiều chi tiết nhỏ hơn như chỉ phào, cửa... nên giá thuê thiết kế biệt thự cũng cao hơn các loại hình nhà phố, nhà ống.

9. Hợp đồng thiết kế kiến trúc

Thông thường để chi tiết hóa các quyền và lợi ích của đôi bên thì hợp đồng thiết kế kiến trúc hay thiết kế kết cấu, điện nước... đều có nội dung khá dài. Mỗi đơn vị thiết kế sẽ có một mẫu hợp đồng được soạn thảo riêng. Nhưng nhìn chung sẽ có những thông tin cơ bản sau:

  • Căn cứ ký kết hợp đồng:
  • Thông tin các bên ký kết hợp đồng
  • Nội dung hợp đồng ký kết: Quy mô thiết kế, tư vấn và giải pháp, chi tiết nội dung hồ sơ thiết kế và khối lượng công việc cụ thể,thời hạn thiết kế, chỉnh sửa thiết kế & phát sinh, tiến độ thanh toán, trách nhiệm của các bên, một số điều khoản liên quan.

Trong đó, trước khi ký kết hợp đồng gia chủ nên đọc rõ các điều khoản sau:

  • Thông tin của bên cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc: Thiết kế kiến trúc là một lĩnh vực đòi hỏi có sự hài hòa giữa khoa học, thẩm mỹ, nghệ thuật. Sửa nhiều quá chán không muốn sửa nữa và miễn cưỡng chấp nhận bản vẽ kiến trúc chưa thực sự hài lòng là một thực trạng phổ biến hiện nay. Bản thiết kế được tạo ra bởi một bạn trẻ thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức sẽ khó mà sánh được với bản thiết kế của kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy, việc lựa chọn và kiểm tra thông tin của nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng thiết kế.
  • Quy mô và báo giá thiết kế:
  • Phụ lục các việc tính vào đầu việc phát sinh thêm chi phí:
  • Tiến độ thanh toán:

10. Mẫu thiết kế kiến trúc