Để có thể tiến hành thi công công trình xây dựng thì điều quan trọng đầu tiên và vô cùng cần thiết chính là kinh phí đầu tư xây dựng. Chi phí xây dựng phải được tính đúng và đủ cho từng dự án, công trình và phải phù hợp với yêu cầu thiết kế. Vậy quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? áp dụng với đối tượng nào? và nguyên tắc quản lý ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách quản lý kinh phí nhé!
Quản lý chi phí đầu tư trong xây dựng được hiểu như thế nào?
Quản lý chi phí xây dựng được hiểu là việc lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh, thanh tra và kiểm soát toàn bộ những chi phí cần thiết liên quan đến xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.
>> Báo giá xây dựng 2022: https://greenhn.vn/bao-gia-xay-nha-tron-goi/
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng với đối tượng nào?
Theo nghị định số 10/2021/NĐ – CP của chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tại điều 1 nghị định này được áp dụng với những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến những dự án sau:
- Dự án PPP – các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Dự án ODA – các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được ký kết.
Những nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy đinh của pháp luật pháp luật
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư trong các công trình
Theo quy định của pháp luật, tại điều 3 của Nghị định số 10/2021,NĐ – CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của chính phủ về quản lý kinh phí đầu tư các công trình được thực hiện theo nguyên tắc:
- Phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan. Theo đó, quản lý kinh phí đầu tư trong xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn dự án.
- Quy định rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư công trình, phù hợp với trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng.
- Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí trong quá trình xây dưng, quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng, thông tin, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng, các phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư, đo bóc khối lượng, kiểm soát chi phí, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng nhằm đưa việc xây dựng dự toán và kiểm tra chi phí được dựa trên một tiêu chuẩn chung, tránh những bất cập nếu các hoạt động trong quản lý chi phí đầu tư được thực hiện trên các tiêu chuẩn khác gây chồng chéo, không đồng nhất.
- Các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Điều này giúp gia tăng bảo mật những dự án có mục đích chính trị, quốc phòng, an ninh,… như dự án về hạt nhân, năng lượng nguyên tử. Trừ trường hợp việc xây dựng với những công trình không đặc thù thì sẽ áp dụng quy định chung của Nghị định.
- Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
- Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình.
- Các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chi phí đầu tư xây dựng theo quy đinh của pháp luật gồm những gì?
Những quy định của điều luật
Để có thể quản lý kinh phí đầu tư một cách chặt chẽ, chính xác thì cần xác định được chi phí đầu tư xây dựng gồm những gì? Trong các dự án xây dựng, tổng mức chi phí đầu tư bao gồm:
- Chi phí bồi thường về nhà đất, hỗ trợ và tái định cư.
- Chi phí liên quan đến xây dựng công trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
- Chi phí quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng.
- Chi phí dự phòng gồm chi phí dành cho công việc phát sinh, chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thi công xây dựng.
Có thể nói, khi quản lý dự án đầu tư xây dựng thì các bên liên quan cần phải tuân thủ nguyên tắc quản lý kinh phí giúp việc quản lý được hợp lý, theo đúng tiến độ, tránh phát sinh những chi phí không cần thiết.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những thông tin liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn có thể tiến hành quản lý chi phí rõ ràng và đảm bảo nguồn kinh phí khi thi công.