Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng

Các loại thép xây dựng phổ biến trên thị trường hiện nay

Các loại thép xây dựng hiện nay

Trong các công trình xây dựng dù là nhà ở, đường xá, cầu cống,… thì không thể thiếu được thép xây dựng bởi đây chính là khung xương giúp tạo hình khối và góp phần cố định các vật liệu khác. Tuy nhiên, mỗi loại thép sẽ có những tính năng riêng phù hợp với những công đoạn xây dựng khác nhau. Vậy, các loại thép xây dựng phổ biến trên thị trường hiện nay là loại nào? giá thành cao hay thấp? Để giải đáp những thắc mắc trên hãy theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!

Các loại thép xây dựng hiện nay

Các loại thép xây dựng hiện nay

Thép xây dựng là gì?

Thép xây dựng là vật liệu kim loại ánh kim, có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh với thành phần chính là sắt, cacbon và các nguyên tố hóa học khác. Thép trở nên dẻo và cường độ giảm khi ở nhiệt độ khoảng 600 độ C và có khối lượng riêng từ 7.8g/cm3 đến 7.85g/cm3.

Tùy thuộc vào phần trăm các thành phần chính có trong nguyên tố mà độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và sức bền kéo khác nhau. Với những loại thép có tỷ lệ cacbon cao sẽ tăng độ cứng và cường lực kéo nhưng giòn và dễ gãy.

Phân loại thép xây dựng

Phân theo thành phần hóa học

Hàm lượng cacbon trong thép

Hàm lượng cacbon trong thép ít hay nhiều sẽ khiến tính chất của thép xây dựng có sự thay đổi như giảm độ dẻo, tăng độ giòn và cường độ chịu lực.

  • Hàm lượng cacbon thấp: lượng cacbon có trong thép không vượt quá 0.25% thì thép có độ dẻo dai nhưng độ bền thấp.
  • Hàm lượng cacbon trung bình: lượng cacbon dao động từ 0.25% đến 0.6% thì thép có độ bền và độ cứng cao. Loại thép này thường được dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu tải trọng tĩnh và khả năng chịu va đập cao.
  • Hàm lượng cacbon cao: lượng cacbon dao động từ 0.6% đến 2% thường được chế tạo làm dụng cụ cắt, khuôn dập, dụng cụ đo lường,…

Hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào

Để tạo ra được những loại thép có tính chất vật lý hay kỹ thuật phù hợp thì cần phải có sự thay đổi hàm lượng giữa các nguyên tố kim loại khi cấu thành nên thép. Một số kim loại có trong thép như mangan, crom, niken, nhôm, đồng,… và loại thép này cũng được chia ra làm 3 loại:

  • Thép hợp kim thấp: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại cấu tạo thành sẽ nhỏ hơn 2.5%.
  • Thép hợp kim vừa: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại dao động từ 2.5% đến 10%.
  • Thép hợp kim cao: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại lớn hơn 10%.

Do được tạo nên từ các nguyên tố kim loại khác nên thép hợp kim có độ bền cao hơn so với thép cacbon.

Phân theo mục đích sử dụng

Mỗi công đoạn xây dựng hay mục đích sử dụng thép khác nhau thì sẽ lựa chọn những loại thép riêng, phù hợp mục đích đó.

  • Thép kết cấu là loại thép chuyên dùng trong sản xuất, chế tạo và sử dụng trong xây dựng, lắp ráp và chế tạo máy, cơ khí nên sẽ có độ bền, độ dẻo dai cao, chịu lực, chịu tải tốt.
  • Thép dụng cụ là loại thép chuyên dùng để chế tạo đồ gia dụng, thiết bị đo lường, chế tạo khuôn dập, máy cắt,…nên thường là thép có độ cứng cao, bền và khả năng chịu lực và chống ăn mòn tốt.
  • Thép có tính chất vật lý đặc biệt là loại thép được sản xuất để sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như tạo thép kỹ thuật điện nên sẽ có một số tính chất độc đáo như từ tính, hệ số nở dài thấp,…
  • Thép có tính chất hóa học đặc biệt như thép chịu nóng, thép không gỉ, thép bền nóng,…

Phân theo chất lượng thép

Chất lượng thép bình thường được chia làm 3 loại là thép dựa theo tính chất cơ học, thép dựa theo tính chất hóa học và thép dựa theo cả tính chất cơ học và hóa học. Ngoài ra, chúng ta còn chất lượng thép dựa theo thành phần lưu huỳnh và photpho.

  • Thép chất lượng bình thường được dùng để chế tạo sắt thép xây dựng với 0.06% S và 0.07% P được luyện từ lò L – D cho năng suất cao nên giá thành rẻ.
  • Thép chất lượng tốt được dùng để chế tạo máy móc với 0.035% S và 0.035% P được luyện ở lò mactanh, lò điện hồ quang.
  • Thép chất lượng cao với 0.025% S và 0.025% P được luyện ở lò hồ quang.
  • Thép chất lượng rất cao với 0.015% S và 0.025% P luyện ở lò hồ quang rồi tiếp tục tinh luyện và cuối cùng đúc chân không bằng điện xỉ.

Phân theo mức oxi hóa

Dựa theo mức oxi hóa thì thép được chia làm 3 loại:

  • Thép lặng là loại thép bị oxi hóa hoàn toàn và có chứa khoảng 0.25% Silic nên có độ cứng cao, bền, khó dập nguội và không bị rỗ khí khi đúc nhưng có vết lõm lớn khiến thép không được đẹp, thường dùng cho kết cấu hàn chảy, thấm cacbon.
  • Thép sôi là loại thép oxi hóa kém nên mềm, dẻo, dễ dập nguội nhưng không dùng để đúc định hình, làm kết cấu hàn chảy vì sẽ sinh ra bọt khí làm giảm chất lượng.
  • Thép bán lặng là loại thép có mức oxi hóa vừa phải nên thường được dùng để thay thế thép sôi.

Các loại thép xây dựng phổ biến hiện nay

Thép dây – thép cuộn

Thép dây - thép cuộn

Thép dây – thép cuộn

Thép cuộn là loại thép dạng dây được cuốn thành hình tròn với trọng lượng dao động từ 200kg đến 459kg/cuộn và trong trường hợp đặc biệt thì trọng lượng của cuộn thép có thể lên đến 1300kg/cuộn. Loại thép này có bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân, đường kính thông dụng là Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. 

Bên cạnh đó, thép cuộn còn được phân ra rất nhiều loại như thép cuộn mạ kẽm, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội,…

Được đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về giới hạn chảy, độ bền tức thời và độ dãn dài nên thép dây hay thép cuộn thường được sử dụng trong công nghiệp cơ khí chế tạo máy công cụ dụng cụ kết cấu nhà xưởng và nhiều công dụng khác như lót nền, làm sàn xe tải,…

Thép tròn

Thép tròn

Thép tròn

Trong các loại thép xây dựng, thép tròn được sản xuất với đa dạng kiểu dáng và kích thước khác nhau nhằm phục phụ tốt nhất cho mọi công trình. Loại thép này có tính chịu lực tốt, độ cứng và độ bền cao nên được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại thép tròn phổ biến đó là thép thanh vằn (thép cốt bê tông) và thép thanh tròn trơn.

  • Thép thanh vằn là loại thép có các đường gân trên bề mặt với đường kính dao động từ 10mm đến 40mm tùy nhu cầu sử dụng của khách hàng và mỗi bó thép không được vượt quá 5 tấn. 
  • Thép thanh tròn trơn là loại thép có bề ngoài nhẵn với chiều dài của cây là 11.7m và có đường kính dao động từ 14mm đến 25mm.

Các loại thép xây dựng – thép ống

Các loại thép ống hiện nay

Các loại thép ống hiện nay

Thép ống là loại thép có cấu tạo rỗng bên trong, thành mỏng, trọng lượng khá nhẹ, có độ cứng vững, độ bền cao và có thể sơn, xi, mạ để tăng độ bền nên được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như làm khung nhà tiền chế, làm giàn giáo, đường ống dẫn nước,…Do đó mà các loại thép xây dựng hình ống được sản xuất với nhiều kích thước và trọng lượng khác nhau.

Hiện nay trên thị trường phổ biến các loại thép hình ống như: thép ống hàn mạ kẽm, thép ống tròn hàn đen, thép ống hàn đen cỡ đại, thép ống vuông- hình chữ nhật.

Thép ống hàn mạ kẽm

Đây là loại thép được làm từ thép ống đen và mạ kẽm đều toàn bộ bề mặt. Quy trình mạ kẽm nhúng nóng luôn đảm bảo diễn ra theo đúng trình tự trong một quy trình để tạo ra sản phẩm bền và đẹp. Dưới đây là quy trình tạo ra thép ống hàn mạ kẽm:

  • Bước 1: làm sạch ống thép đen bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Bước 2: làm khô và đưa đến bể mạ kẽm.
  • Bước 3: nhúng toàn bộ thép ống ngập trong bể mạ kẽm và căn thời gian đã quy định.
  • Bước 4: vớt ống mạ kẽm ra và cho vào bể nước lạnh để làm nguội.

Thép ống tròn hàn đen

Thép ống tròn hàn đen có đường kính dao động từ 12.7mm đến 127mm, thành ống không quá dày và được sản xuất theo kết cấu tròn nên độ bền và khả năng chịu áp lực tốt, khó bị trầy xước hoặc méo mó khi bị tác động. Hơn nữa, loại thép này có tính đồng nhất cao, dễ dàng lắp đặt và linh hoạt trong sử dụng nên được dùng phổ biến trong cơ khí, hàn kết cấu chuẩn.

Thép ống hàn đen cỡ đại

Thép ống hàn đen cỡ đại là loại thép ống có đường kính lớn chuyên dùng để dẫn nước, dầu mỏ,…có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Đài Loan. Loại thép này được sản xuất bằng công nghệ hàn thẳng và hàn xoắn.

Thép ống vuông – hình chữ nhật

Các loại thép xây dựng - thép hình chữ nhật

Các loại thép xây dựng – thép hình chữ nhật

Thép ống vuông hoặc thép ống hình chữ nhật còn được gọi chung là thép hộp, do có đặc tính và thiết kế riêng nên thường được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng, làm giàn giáo, khung nhà,…

Các loại thép hình

Các loại thép xây dựng – thép hình H

Thép hình H

Thép hình H

Thép hình H là loại thép được thiết kế giống với chữ H, có sự đa dạng về hình dáng và kích thước như H100x100, H150x150, H200x200, H300x300,…Được sản xuất với chất lượng tốt, khá chắc chắn, chịu được áp lực lớn nên thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, kết cấu nhà tiền chế.

Các loại thép xây dựng – thép hình U

Các loại thép xây dựng - thép chữ U

Các loại thép xây dựng – thép chữ U

Thép hình U là loại thép được thiết kế giống chữ U, khá cứng, chắc chắn, chịu được nhiệt độ cao và chịu được lực tác động mạnh nên được dùng ở điều kiện môi trường đặc biệt hoặc được sản xuất là thiết bị máy móc, thùng xe, khung sườn,…

Các loại thép xây dựng – thép hình I

Cũng giống như thép hình H, thép hình I cũng có khả năng chịu lực tốt nhưng có khối lượng nhẹ hơn và chịu áp lực kém hơn thép hình H cùng loại. Do đó, loại thép này thường được sử dụng ở công trình nhà ở, kết cấu tiền chế, các tấm chắn sàn, công trình kiến trúc cao tầng,…

Các loại thép xây dựng – thép hình V

Thép hình V là loại thép góc có khả năng chịu tải, lực, độ cứng và độ bền sẽ thay đổi tùy vào yêu cầu của mỗi công trình.

Các loại thép xây dựng - thép hình V

Các loại thép xây dựng – thép hình V

Các hãng thép xây dựng uy tín hiện nay

Thép xây dựng Hòa Phát

Được thành lập vào năm 2010, thép xây dựng Hòa Phát với logo có 3 hình tam giác gắn liền với nhau và phía bên dưới có chữ Hòa Phát.

Đây là thương hiệu đi đầu trong sản xuất thép tại Việt Nam và được đánh giá cao về chất lượng, tính thẩm mỹ cũng như sự đa dạng về chủng loại nên thép Hòa Phát đã chiếm thị phần lớn tại Việt Nam.

Thép này có bề mặt sáng bóng, hoa kẽm in nổi rõ, ở tem đầu thép được thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm như quy cách, chất lượng, thông số, tiêu chuẩn và kích thước.

Dưới đây là bảng giá thép Hòa Phát mà các bạn có thể tham khảo.

MÁC THÉP ĐVT GIÁ SAU THUẾ
Thép cuộn CB240/CT3 (D6-8) Kg 19.000
Thép vằn CB300V/Gr40 (D10) Kg 16.000
Thép vằn CB300V/Gr40 (D12 – D20) Kg 18.000
Thép vằn CB400V/SD390 (D10) Kg 18.000
Thép vằn CB400V/SD390 (D12 – D32) Kg 18.000
Thép vằn CB500V/SD490 (D10) Kg 18.000
Thép vằn CB500V/SD490 (D12 – D32) Kg 18.000
Kẽm buộc 1 ly (cuộn 50Kg) Kg 23.000
Đinh 5 phân Kg 24.000

Thép xây dựng Pomina

Ra đời vào năm 1999, thép Pomina đã có 3 nhà máy sản xuất với công suất lớn tại Việt Nam. Không chỉ được các chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng mà ngay cả các gia chủ cũng lựa chọn sử dụng cho công trình của mình bởi thép Pomina có chất lượng tốt, an toàn và có giá thành rẻ hơn so với thép có cùng chất lượng.

Thép Pomina được nhận diện bằng logo có in hình quả táo đặc trưng của nhà máy và mỗi logo và chữ cách nhau 1 gân thép.

Dưới đây là bảng giá thép xây dựng Pomina mà các bạn có thể tham khảo:

MÁC THÉP ĐVT GIÁ SAU THUẾ
Thép cuộn CB240/CT3 (D6-8-10) Kg 19.000
Thép vằn CB300V/Gr40 (D10) Kg 17.000
Thép vằn CB300V/Gr40 (D12 – D20) Kg 18.500
Thép vằn CB400V/SD390 (D10) Kg 18.700
Thép vằn CB400V/SD390 (D12 – D32) Kg 18.500
Thép vằn CB500V/SD490 (D10) Kg 19.000
Thép vằn CB500V SD490 (D12 – D32) Kg 18.800
Kẽm buộc 1 ly (cuộn 50Kg) Kg 23.000
Đinh 5 phân Kg 24.000

Thép xây dựng Việt Nhật

Được ra đời vào năm 1996, thép xây dựng Việt Nhật được người tiêu dùng đánh giá cao trên thị trường sắt thép xây dựng. Loại thép này không chỉ có chất lượng vượt trội mà còn đa dạng về chủng loại như thép cuộn, thép cây, thép tròn với sự đa dạng về hình dáng, kích thước. Chất lượng thép Việt Nhật đã được hiệp hội VACC thông qua và chứng nhận đạt tiêu chuẩn thế giới. 

Thép Việt Nhật là thép có màu xanh đen, phần gân có nhiều vết gấp và trên thanh thép có in logo thép Việt Nhật.

Dưới đây là bảng giá thành thép xây dựng Việt Nhật mà bạn có thể tham khảo:

MÁC THÉP ĐVT GIÁ SAU THUẾ
Thép cuộn CB240/CT3 (D6-8) Kg 19.500
Thép vằn CB3/Gr40 (D10) Kg 19.000
Thép vằn CB3/ Gr40 (D12 – D25) Kg 19.300
Thép vằn CB4/SD390 (D10) Kg 19.600
Thép vằn CB4/SD390 (D12 – D32) Kg 19.400
Thép vằn CB5/SD490 (D10) Kg 20.000
Thép vằn CB5/SD490 (D12 – D32) Kg 19.600
Thép tròn trơn SS400 Kg 21.700
Kẽm buộc 1 ly (cuộn 50Kg) Kg 23.000
Đinh 5 phân Kg 24.000

Các loại thép xây dựng ngày càng phổ biến trên thị trường và có sự đa dạng về hình dáng, kích thước, tính năng,…nên tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà chọn loại thép cho phù hợp. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về các loại thép sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chúng và có lựa chọn tốt nhất cho mình.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *