Chia Sẻ Kiến Thức, Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở

Cách thi công móng cọc chi tiết nhất

cách thi công móng cọc

Để công trình sau thi công xây dựng được vững  chãi thì phần móng nhà chính là yếu tố quyết định. Làm sao để biết móng nhà có kiên cố hay không nên xem cách thi công móng cọc của công trình đó có đạt chuẩn. Hãy theo dõi bài viết này để nắm bắt được cách thi công móng cọc.

1.Phân loại móng cọc

– Móng cọc đài thấp: là móng cọc hoàn toàn chịu nén và không chịu tải trọng uốn. Móng được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu.

– Móng cọc đài cao: là móng cọc trong đó chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc, móng cọc chịu cả hai tải trọng uốn nén.

2. Cấu tạo móng cọc

Cấu tạo móng cọc trong thi công

Cấu tạo móng cọc trong thi công

– Cọc gỗ: dùng cho công trình nhỏ, tạm thời, vận chuyển dễ dàng nhưng dễ bị mục.

– Cọc bê tông cốt thép: được sử dụng rộng rãi, kích thước đa dạng phù hợp với các công trình có tải trọng khác nhau.

– Cọc thép: được sử dụng cho các công trình vĩnh cửu, các công trình chịu tải trọng lớn. Khả năng kháng uốn cao.

– Cọc hỗn hợp: loại cọc ít được sử dụng hơn, thường dùng cho các công trình mang tính chất tạm thời.

Việc thiếu kiến thức chuyên môn xây dựng gây ra nhiều khó khăn trong việc giám sát, thi công xây dựng. Thi công móng phải đập đi sửa lại nhiều lần, công trình có tuổi thọ ngắn, nhanh chóng xuống cấp, gãy nứt.

Dịch vụ thiết kế và xây nhà trọn gói với quy trình chuyên nghiệp, thiết kế và xây dựng dự trên khảo sát địa chất kèm gói bảo hành dài hạn lên đến 10 năm chính là giải pháp mang đến sự an tâm cho gia chủ. 👉 Xem ngay: 📖  báo giá thiết kế và xây nhà trọn gói

3. Quy trình thi công móng cọc

cách thi công móng cọc

Cách thi công móng cọc

3.1. Chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc

Công việc bắt buộc phải làm đầu tiên trong quá trình chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc chính là khảo sát địa chất. Công tác khảo sát giúp chúng ta đánh giá được điều kiện của môi trường và công tác thi công, tránh những tình huống rủi ro trong quá trình thi công.

Kiểm tra các loại cọc sử dụng trong quá trình thi công có đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng.

3.2. Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

  • Công tác chuẩn bị

Kiểm tra thật kĩ khu đất để đảm bảo mọi yêu cầu kĩ thuật an toàn trong quá trình thi công móng cọc.

Xác định vị trí ép cọc.

Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân, chỉnh.

Thiết bị máy móc thi công cần được kiểm tra và lắp đặt đúng quy trình và vị trí thiết kế, đảm bảo về công năng của thiết bị và độ an toàn của con người thi công.

  • Quy trình ép cọc bê tông cốt thép

Bước 1: 

– Tiến hành ép cọc C1, dựng cọc vào giá đỡ sao cho mũi cọc hướng đúng vị trí thiết kế, phương thẳng đứng không nghiêng và đầu trên phải được gắn thanh định hướng của thiết bị máy.

– Áp lực tăng một cách chậm đều để cho cọc C1 xuyên sâu vào trong đất.

– Trường hợp lỗi kĩ thuật thanh cọc ép bị nghiêng thì cần dừng lại và căn chỉnh ngay.

Bước 2:

–  Kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc

– Lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng cho phép không quá 1%.

– Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp xúc, tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế.

– Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mối hàn ép.

– Khi độ nén tăng đột ngột nghĩa là mũi cọc xuyên tới lớp đất cứng hơn, cần giảm tốc độ ép cọc để cọc có thể xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực ép trong phạm vi cho phép.

Bước 3: Ép tâm

Khi đoạn cọc cuối cùng được ép đến mặt đất, thiết bị máy móc dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến độ sâu thiết kế.

Bước 4:

Sau khi ép cọc xong tại một vị trí, chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo đã được thiết kế để tiếp tục ép cọc.

Tiến hành công việc ép cọc tương tự như ép cọc đầu tiên.

Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn hai điều kiện:
+ Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định.
+ Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.

  • Quy định về sai số

– Độ nghiêng của cọc không vượt quá 1%.

– Vị trí cao đáy đài đầu cọc sai số phải <75mm so với vị trí thiết kế.

2.4: Khóa đầu cọc

–  Việc khoá đầu cọc phải thực hiện đầy đủ:
+ Sửa đầu cọc cho đúng cao độ thiết kế .
+ Trường hợp lỗ ép cọc bê tông không đảm bảo độ côn theo quy định cần phải sửa chữa độ côn, đánh nhám các mặt bên của lỗ cọc.
+ Đổ bù xung quanh cọc bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót.
+ Đặt lưới thép cho đầu cọc.
– Bê tông khoá đầu cọc phải có mác không nhỏ hơn mác bê tông của đài móng và phải có phụ gia trương nở, đảm bảo độ trương nở 0,02
– Cho cọc ngàm vào đài 10 cm thì đầu cọc phải nằm ở cao độ – 1,55 m.

3.3. Gia công cốt thép

  • Sửa thẳng  cốt thép có thể dùng búa đập, máy uốn hoặc bằng tời.
  • Đánh gỉ bằng bàn chải sắt hoặc sức người kéo qua các đống cát nhám hạt.
  • Cắt và uốn theo yêu cầu của thiết kế
  • Nối cốt thép: muốn có những thanh cốt thép dài nên nối những thanh thép lại với nhau hoặc tận dụng những đoạn cốt thép ngắn  nối lại để tránh lãng phí và thường nối bằng những dây thép mềm dẻo

3.4 Lắp dựng cốp pha

– Khung cốt thép sau khi nối phải bền chắc, không bị biến dạng hay hỏng hóc do tải trọng của bê tông.

– Ván khuôn cần đạt tiêu chuẩn về đúng hình dạng và kích thước.

– Chân đỡ phải đúng tiêu chuẩn, đúng mật độ, lắp đặt đúng quy cách và đảm bảo các yếu tố nâng đỡ trong quá trình thi công.

– Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.

– Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.

– Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

  • Nguyên tắc lắp dựng cốp pha trong thi công móng cọc.

– Trước hết xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền, sàn.

– Cố định chân cột với những đệm gỗ đã đặt trong khối móng để làm cữ dựng ván khuôn.

– Dựng lần lượt các mảng phía trong đến mảng phía ngoài.

– Rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau, lắp các gông, nêm chặt.

– Dùng dây kiểm tra độ thẳng của cột

– Neo giữ, chống cho cột thẳng đứng.

3.5 Đổ bê tông móng

  • Đổ bê tông lót móng

Bê tông lót móng có nhiệm vụ làm đáy bê tông giúp làm sạch đáy bê tông, giữ cho đáy có bề mặt bằng phẳng và thường có chiều dày khoảng 10cm.

Đào đất xong hết diện tích móng, vét toàn bộ bùn đáy móng và đổ bê tông lót.

Để đảm bảo chất lượng móng công trình thì cần trộn bê tông đúng quy cách, thời gian trộn.

  • Đổ bê tông móng

Trước khi đổ cần kiểm tra ván uốn, cốt thép, hệ thống sàn đã đạt chưa và làm sạch chúng.

Tưới nước ván khuôn, hệ thống sàn trước khi đổ để tránh tình trạng hút nước bê tông.

Sau khi đổ cần nhanh chóng sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông tăng khả năng kết dính.

Xem thêm:

4. Một số sai lầm dễ gặp trong thi công móng cọc

  • Phân bố tải trọng không đúng

Do không biết thiết kế hoặc đơn vị đó giỏi kiến trúc nhưng không giỏi kết cấu làm hiểu sai về vị trí tải trọng.

  • Phân bố cọc không theo tiêu chuẩn

Do sắp xếp các cọc gần nhau, khoảng cách các cọc trong thi công phải lớn hơn hoặc bằng 3d.

  • Chiều cao cọc

Do không khảo sát địa chất nên không thể đóng cọc chuẩn xác. Có thể nhìn mô tả của máy đóng cọc để biết nó đã đến mức trọng tải hay chưa.

  • Dầm móng

Do hiểu sai về tác dụng của dầm móng, nhiều nhà chỉ nghĩ dầm móng có tác dụng dữ các móng nhưng nó còn giúp cân bằng các móng.

  • Phân bố thép
cách bố trí thép trong thi công móng cọc

cách bố trí thép trong thi công móng cọc

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cách thi công móng cọc đạt chuẩn và có thể phát hiện lỗi khi thi công để điều chỉnh kịp thời tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích tại:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]