Biên bản nghiệm thu công trình đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và xác nhận công trình xây dựng đã hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật. Trong bài viết này, GreenHN sẽ chia sẻ chi tiết về các thành phần cần có trong biên bản nghiệm thu công trình mới nhất. Nội dung bao gồm cách xác định tiêu chí đánh giá, các mục quan trọng trong biên bản và hướng dẫn lập biên bản đúng quy trình, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.
Biên bản nghiệm thu công trình là gì?
Biên bản nghiệm thu công trình là biên bản lập ra để thẩm định, thu nhận hoặc xác nhận đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc các hạng mục thi công lắp đặt tại công trình/dự án xây dựng.
Quá trình nghiệm thu có thể được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bởi doanh nghiệp hoặc thậm chí của cá nhân dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công. Từ kết quả nghiệm thu này sẽ biết được công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.
Vai trò của biên bản nghiệm thu trong xây dựng
Biên bản nghiệm thu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ và tính pháp lý của công trình xây dựng. Đây là tài liệu bắt buộc giúp xác nhận từng hạng mục công trình trước khi tiếp tục các giai đoạn tiếp theo hoặc đưa vào sử dụng. Dưới đây là các vai trò chính của biên bản nghiệm thu trong xây dựng:
- Đảm bảo chất lượng công trình: Xác nhận công việc hoàn thành đúng tiêu chuẩn, phát hiện lỗi kỹ thuật kịp thời để điều chỉnh.
- Cơ sở pháp lý quan trọng: Làm bằng chứng tuân thủ hợp đồng, quy định pháp luật và giải quyết tranh chấp.
- Kiểm soát tiến độ thi công: Đảm bảo công việc hoàn thành theo đúng kế hoạch, tránh trì hoãn do sai sót.
- Căn cứ thanh toán, quyết toán hợp đồng: Xác nhận khối lượng công việc hoàn thành, minh bạch trong thanh toán giữa các bên.
- Giảm thiểu rủi ro và xử lý sự cố: Phát hiện lỗi, yêu cầu sửa chữa kịp thời, hạn chế sai sót ảnh hưởng đến công trình.
- Cơ sở cho nghiệm thu hoàn thành công trình: Tạo tiền đề để nghiệm thu tổng thể, đảm bảo chất lượng trước khi bàn giao sử dụng.

Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng
Việc đánh giá, nghiệm thu công trình không dựa trên ý kiến chủ quan, cảm tính của một cá nhân, tập thể nhất định. Việc nghiệm thu cần căn cứ vào một số các giấy tờ sau:
- Hợp đồng xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị;
- Bản vẽ hoàn công công trình;
- Kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị;
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng (căn cứ theo Hợp đồng hoặc theo pháp luật);
- Nhật ký thi công;
- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng.
Nội dung cần có của biên bản nghiệm thu công trình
Để ít xảy ra tranh cãi sau này, biên bản nghiệm thu nên có đầy đủ các nội dung cần thiết như:
- Tên công trình và các hạng mục công trình
- Tên và thông tin cá nhân thuộc bộ phận trực tiếp nghiệm thu
- Đơn vị thi công
- Người hoặc đơn vị giám sát
- Chủ đầu tư/chủ nhà
- Thời gian nghiệm thu
Ngoài ra, mẫu biên bản nghiệm thu công trình phải trình bày rõ ràng những đánh giá về công trình được nghiệm thu và kết luận có thể đưa công trình vào sử dụng hay không. Nếu không được nghiệm thu, cần nêu rõ các yêu cầu sửa chữa và hoàn thiện để đơn vị thi công sửa chữa, khắc phục.
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan khi lập biên bản nghiệm thu công trình
Khi lập biên bản nghiệm thu công việc trong xây dựng, các bên liên quan có những quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể như sau:
Bên liên quan | Quyền lợi | Nghĩa vụ |
Chủ đầu tư (hoặc đại diện) | - Được kiểm tra, đánh giá và chấp nhận (hoặc từ chối) kết quả công việc theo hợp đồng đã ký kết. - Yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục các lỗi kỹ thuật hoặc khiếm khuyết nếu phát hiện trong quá trình nghiệm thu. - Được bảo đảm rằng công việc đã thực hiện đúng với tiêu chuẩn thiết kế, kỹ thuật và chất lượng. | - Tham gia nghiệm thu đúng thời hạn để không làm gián đoạn tiến độ dự án. - Thanh toán cho nhà thầu dựa trên khối lượng và chất lượng công việc đã được nghiệm thu, theo đúng hợp đồng. - Cung cấp đầy đủ thông tin và yêu cầu kỹ thuật cho nhà thầu và các bên liên quan trước khi nghiệm thu. |
Nhà thầu thi công | - Yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu công việc đã hoàn thành đúng với hợp đồng và tiến độ dự án. - Nhận thanh toán cho các hạng mục công việc đã được nghiệm thu. - Đề xuất giải pháp nếu có sự bất đồng về kết quả nghiệm thu với chủ đầu tư hoặc các bên khác. | - Đảm bảo chất lượng công việc theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, kỹ thuật và quy chuẩn pháp luật. - Sửa chữa, khắc phục các lỗi kỹ thuật hoặc khiếm khuyết nếu bị phát hiện trong quá trình nghiệm thu. - Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến công việc đã thi công (như bản vẽ, tài liệu kỹ thuật) cho các bên liên quan để tiến hành nghiệm thu. |
Đơn vị giám sát thi công | - Được quyền yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng tiến độ và chất lượng công việc theo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Đưa ra ý kiến, nhận xét và đề xuất điều chỉnh nếu công việc chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiệm thu. | - Giám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo việc nghiệm thu chính xác và đúng quy trình. - Đưa ra đánh giá trung thực về chất lượng công việc dựa trên hiện trạng thực tế và tiêu chuẩn thiết kế. |
Đơn vị tư vấn thiết kế (nếu có) | Được kiểm tra xem công việc thi công có thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn đã đưa ra không. Đề xuất thay đổi thiết kế (nếu cần) để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất. | Đảm bảo các yêu cầu thiết kế đã được thực hiện đúng trong quá trình thi công. Hỗ trợ các bên khác trong việc đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế và thực tế thi công để đưa ra kết luận nghiệm thu chính xác. |
Các bên liên quan khác (nếu có) | - Tham gia đánh giá, đóng góp ý kiến trong nghiệm thu. | - Thực hiện trách nhiệm theo quy định pháp luật và hợp đồng đã ký kết. |
Tham khảo một số mẫu biên bản nghiệm thu công trình mới và chuẩn nhất



> Xem thêm: Biên bản nghiệm thu công việc là gì? Vai trò và quy định cập nhật 10+ mẫu biên bản nghiệm thu công việc chuẩn nhất
Cách kiểm tra và xác minh nội dung biên bản nghiệm thu
Kiểm tra hồ sơ dự án
- Thông tin dự án: Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của các thông tin như tên dự án, địa điểm, hạng mục nghiệm thu, và thông tin về các bên liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị giám sát, tư vấn thiết kế).
- Hợp đồng và bản vẽ thiết kế: Đối chiếu công việc thực tế với các điều khoản hợp đồng và bản vẽ thiết kế để đảm bảo công việc đã được thực hiện đúng quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn pháp luật: Đảm bảo các hạng mục nghiệm thu đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn pháp luật hiện hành. So sánh kết quả nghiệm thu với các quy định đã được xác định trong hợp đồng.
- Kết quả kiểm tra và thí nghiệm: Đối chiếu với kết quả thí nghiệm vật liệu và kiểm tra hiện trường để đảm bảo chất lượng công việc đã đạt yêu cầu. Kiểm tra thực tế công trình để xác minh khối lượng và chất lượng công việc so với biên bản.
Lấy ý kiến phản hồi từ các bên liên quan
- Ý kiến từ chủ đầu tư: Chủ đầu tư hoặc đại diện có quyền kiểm tra và yêu cầu sửa chữa các khiếm khuyết, nếu có. Họ phải đồng ý với chất lượng công việc trước khi ký vào biên bản nghiệm thu.
- Nhà thầu thi công: Nhà thầu sẽ cung cấp thông tin về khối lượng công việc và xác nhận đã hoàn thành theo hợp đồng. Họ cũng sẽ đưa ra phản hồi hoặc đề xuất nếu có bất đồng về kết quả nghiệm thu.
- Đơn vị giám sát: Đơn vị giám sát sẽ đánh giá và đưa ra nhận xét về chất lượng công việc so với tiêu chuẩn thiết kế và thực tế thi công. Ý kiến của họ đảm bảo rằng công trình đã được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.
- Các bên khác (nếu có): Tư vấn thiết kế hoặc các đơn vị liên quan khác có thể đưa ra nhận xét hoặc ý kiến bổ sung về công việc nghiệm thu để đảm bảo rằng mọi yếu tố đều được kiểm tra và xử lý đầy đủ.
- Chữ ký xác nhận: Các bên phải đưa ra ý kiến chính thức và ký vào biên bản để xác nhận việc nghiệm thu đã được thực hiện và công nhận kết quả.

Các tiêu chuẩn nghiệm thu công trình xây dựng tại Việt Nam
- TCVN 170-2007 KẾT CẤU THÉP - GIA CÔNG, LẮP RÁP VÀ NGHIỆM THU YÊU CẦU KỸ THUẬT.pdf
- TCVN 4085-2011 KẾT CẤU GẠCH ĐÁ - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 4447-2012 CÔNG TÁC ĐẤT - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 4453-1995 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 4516-1988 HOÀN THIỆN MẶT BẰNG XÂY DỰNG - QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 4519-1988 HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC BÊN TRONG NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH - QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 5641-2012 BỂ CHỨA BẰNG BÊ TÔNG CỐT THÉP - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 5718-1993 MÁI VÀ SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHỐNG THẤM NƯỚC.pdf
- TCVN 7455-2013 KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH PHẲNG TÔI NHIỆT.pdf
- TCVN 7527-2005 KÍNH XÂY DỰNG - CÁN VÂN HOA.pdf
- TCVN 8828-2011 BÊ TÔNG - YÊU CẦU BẢO DƯỠNG ẨM TỰ NHIÊN.pdf
- TCVN 9115-20129 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP LẮP GHÉP - THI CÔNG VÀ NGHỆM THU.pdf
- TCVN 9276-2012 SƠN PHỦ BẢO VỆ KẾT CẤU THÉP - HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH THI CÔNG.pdf
- TCVN 9345-2012 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - HƯỚNG DẪN KÝ THUẬT PHÒNG CHỐNG NỨT DƯỚI TÁC DỤNG KHÍ HẬU NÓNG ẨM.pdf
- TCVN 9361-2012 CÔNG TÁC NỀN MÓNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 9366-2012 CỬA ĐI, CỬA SỔ - CỬA KIM LOẠI.pdf
- TCVN 9377-1-2012 CÔNG TÁC HOÀN THIỆN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU - CÔNG TÁC LÁT VÀ LÁNG .pdf
- TCVN 9377-2-2012 CÔNG TÁC HOÀN THIỆN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU - CÔNG TÁC TRÁT.pdf
- TCVN 9377-3-2012 CÔNG TÁC HOÀN THIỆN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU - CÔNG TÁC ỐP.pdf
- TCVN 9391-2012 LƯỚI THÉP HÀN DÙNG TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 9394-2012 ĐÓNG VÀ ÉP CỌC - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCVN 9395-2012 CỌC KHOAN NHỒI - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCXD 190-1996 MÓNG CỌC THIẾT DIỆN NHỎ - TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCXDVN 269-2002 CỌC - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM BẰNG TẢI TRỌNG ÉP TĨNH DỌC TRỤC.pdf
- TCXDVN 305-2004 BÊ TÔNG KHỐI LỚN - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU.pdf
- TCXDVN 46-2007 CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ, KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ.pdf
Hy vọng rằng với những thông tin và hướng dẫn chi tiết trong bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức để thực hiện nghiệm thu công trình một cách chính xác, hiệu quả, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn mới nhất năm 2025. Đừng ngần ngại liên hệ với GreenHN khi bạn có bất kỳ câu hỏi nào:
- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG GREENHN
- BT1-16 Khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57- Tổng cục V, Bộ Công An - X.Tân Triều - H.Thanh Trì - TP Hà Nội.
- Hotline: 0967.212.388 - 0922.77.11.33 - 0922.99.11.33
- Website: https://greenhn.vn/
- Fanpage Xây Nhà Trọn Gói GreenHN
- Youtube: Xây Nhà Trọn Gói - GreenHN
- Tiktok: Xây nhà trọn gói GreenHN